23/12/15

Phục vụ nhà hàng, khách sạn Nghề 'làm dâu trăm họ'

Làm phục vụ trong ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn, nghĩa là chấp nhận làm ca, chấp nhận làm ngày lễ, tết ... và đặc biệt chấp nhận "làm dâu trăm họ". Trăm ngàn vui buồn thật khó dãi bày, blog Phục vụ nhà hàng xin chia sẻ nỗi niềm nghề phục vụ.
Trước hết xin nói qua nghề hướng dẫn viên du lịch. Đằng sau những chuyến đi xa, đằng sau những cuộc du lịch mơ ước, được ăn ở khách sạn miễn phí, và sau đó bỏ túi nhiều tiền là gì? Có du khách nào thấy được những giọt mồ hôi luôn đẫm lưng áo của hướng dẫn viên khi vừa phải dẫn đầu du khách leo núi, tay chỉ trỏ phong cảnh, miệng nói liên hồi về những thông tin của địa danh. Khi quý khách trong bàn ăn và thưởng thức những món ngon thì hướng dẫn viên vẫn phải đợi cho vị khách cuối cùng vì lí do nào đó đến trễ yên vị vào chỗ, rồi lăng xăng chạy đến bàn này, bàn kia giải đáp thắc mắc "món này là món gì", "món này ăn sao" hay đơn giản chỉ là nhắc nhà hàng cho thêm một đôi đũa, một cái chén...

Thứ hai xin được nhắc đến nghề tiếp tân khách sạn. Có thể nói trong khách sạn, bộ phận tiếp tân được ví như bộ mặt của khách sạn. Vậy đằng sau những cô gái có tiêu chuẩn hình thể đáng mơ ước, cao trên 1m60, khuôn mặt dễ nhìn, giọng nói dễ nghe, ăn vận xinh xắn, khung cảnh làm việc lộng lẫy, nắng không tới, mưa không tạt, điều hòa máy lạnh mở suốt, nhạc êm dịu luôn bên tai, thường xuyên tiếp xúc với những khách hàng sang trọng và sành điệu... là gì? Mỗi khi khách cần hỏi điều gì, họ sẽ gặp ai, xin thưa tiếp tân. Toilet trong phòng của khách bị tắc, họ sẽ gặp ai, xin trả lời tiếp tân. Khách không vừa lòng vì giặt ủi giặt đồ không sạch, nếu là vị khách khó tính, họ sẽ gọi điện xuống tiếp tân và mắng chửi không tiếc lời. Người đầu tiên khách gặp khi bước chân vào khách sạn là tiếp tân, người khách gặp cuối cùng khi rời khỏi khách sạn cũng là tiếp tân, do đó những người tiếp tân chính là dấu ấn sâu sắc nhất để lại cho khách và đại diện cho khách sạn, thậm chí cho cả con người của vùng đó, miền đó, hay quốc gia đó.Trong chuyến đi, quý khách chẳng may bị bệnh thì hướng dẫn viên lúc này sẽ lo lắng hơn cha mẹ quý khách ở nhà, và sẽ làm mọi cách tốt nhất và nhanh nhất có thể để quý khách hết bệnh. Người hướng dẫn viên lại phải làm công việc của nhiếp ảnh gia khi đến những thắng cảnh tuyệt đẹp, bởi chẳng lẽ du khách nhờ chụp ảnh giúp mà lại không làm. Khi du khách yên giấc thì hướng dẫn viên, lái xe, phụ xe, và có thể có cả điều hành tour sẽ phải chia nhau một phòng nhỏ trong khách sạn, nhiều khi hướng dẫn viên là nữ cũng phải tá túc chung với các đồng nghiệp nam khác. Biết làm gì hơn vì tùy theo tour lớn hay nhỏ mà khách sạn chỉ khuyến mãi thêm một hay hai, ba phòng miễn phí (gọi là nội bộ). Ấy là điều tiếng mà các hướng dẫn viên nữ phải chịu gánh. Nói thêm về hướng dẫn viên nữ, ngoài những nhọc nhằn phải trải qua như các hướng dẫn viên nam, họ còn phải chịu những khó khăn thầm lặng được tạo ra bởi thành kiến của xã hội. Rất ít người nam nào chịu lấy một cô vợ đã kết hôn rồi mà dăm bữa nửa tháng vẫn rong ruổi dẫn khách thăm thú trên những con đường xa xôi. Ấy, có khổ cho chị em phụ nữ lỡ sa chân vào cái nghề này không kia chứ!
Tiếp tân quan trọng đến thế đó. Họ không phải là bình hoa di động, bởi họ phải trang bị những kiến thức cần thiết cho công việc như ngoại ngữ, vi tính, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghe điện thoại, kỹ năng thuyết phục và làm hài lòng khách hàng, kỹ năng giải quyết than phiền, và cả kỹ năng sống thực tế nữa. Đâu ai biết rằng đằng sau những nụ cười hiếu khách và dễ mến là cả một áp lực nặng nề đè nén, bởi chỉ cần một sơ suất nhỏ trong việc tính tiền phòng, người tiếp tân phải gánh trả chi phí thiếu hụt và cả nguy cơ bị trừ lương. Và có một điều ít ai biết, có lẽ bộ phận tiếp tân là bộ phận ít nhận được tip của khách hàng, có lẽ vì khách hàng thấy tiếp tân luôn xinh xắn, tinh tươm và "hoành tráng" quá.
Thứ ba là những người phục vụ nhà hàng. Nghề này có lẽ ít nhận được sự cảm thông của mọi người và là nghề mang nhiều định kiến không hay nhất. Nhiều người nghĩ rằng chỉ những ai ít học, thấp kém, bất tài, vô dụng mới phải đi làm nghề này. Thậm chí nhiều bậc cha mẹ hay la mắng con cái của mình, rằng nếu không học tốt mai mốt chỉ có làm chân chạy bàn. Rõ ràng từ "chạy bàn" cũng đã nói lên sự khinh miệt của xã hội dành cho nghề này. Mấy ai biết rằng để được là nhân viên phục vụ của một nhà hàng lớn người đó phải biết chút xíu ngoại ngữ, giao tiếp được, và nhất là phải có những kiến thức ít nhất là sơ đẳng trong lĩnh vực nhà hàng, thức ăn, thức uống. 
Người phục vụ giỏi phải năng động, có sức khỏe, nhạy bén và luôn niềm nở phục vụ khách. Nhiều người đến nhà hàng ăn uống, yêu cầu nhận được sự phục vụ tận tình, nhưng khi nhận được rồi, về nhà, vẫn giữ trong lòng thành kiến không tốt về nghề phục vụ. Thử hỏi không có họ thì lấy đâu ra người phục vụ cho các anh chị ăn uống cơ chứ?
Cuối cùng xin được nhắc đến nghề phục vụ phòng một cách trân trọng nhất. Nếu như bộ phận tiếp tân được ví von là bộ mặt của khách sạn thì bộ phận buồng phòng được xem như trái tim của khách sạn. Mọi việc từ lau chùi phòng ốc, tường, sảnh, bàn ghế, toilet của toàn khách sạn đều do bộ phận tiếp tân đảm nhiệm. Những người phục vụ phòng suốt ca làm việc trong các phòng ốc khách sạn, có thể nói không được nhìn thấy mặt trời. Công việc của họ rất cực, lau chùi, dọn dẹp, thay ra trải giường, lau chùi toilet, vật dụng trong phòng, hút bụi, sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, tinh tươm... 

Với bấy nhiêu thông tin trên hy vọng đủ giúp cho mọi người hiểu hơn về những công việc này. Không có công việc nào là thấp kém hay đáng khinh bỉ, chỉ có những con người làm công việc ấy đáng khinh bỉ mà thôi. Và đã bước chân vào mỗi ngành nghề, trước tiên chẳng ai giỏi được cả. Nghề dạy nghề, cái cần thiết là có niềm tin vào bản thân, sự cố gắng học hỏi cùng niềm đam mê, có như vậy, ở bất cứ ngành nghề nào bạn cũng sống được và sống tốt cả!Ở các khách sạn lớn, mỗi ngày một nhân viên được phân công dọn dẹp bao nhiêu phòng, tùy vào lượng khách đang ở trong khách sạn hoặc vừa rời đi, nếu họ làm sớm có thể về sớm, và nếu làm chưa xong khi đã quá giờ làm việc, họ vẫn phải tiếp tục ở lại làm cho xong. Cực là thế nhưng ít khi họ nhận được lời cảm ơn trực tiếp từ khách, bởi chỉ khi nào khách rời phòng hoặc được sự cho phép khi có khách ở trong phòng, người phục vụ phòng mới vào dọn dẹp. Cực là thế nhưng họ phải mang định kiến là đang làm một công việc thấp kém.


EmoticonEmoticon