Nói đến cafe tôi lại nhớ đến Trương Thanh Trung, với anh Barista không chỉ là nghề pha chế cafe, nó còn là một niềm đam mê khó tách rời trong cuộc sống riêng anh. Tách cà phê sẽ rất đơn điệu nếu Barista không thổi hồn vào đó.
Trương Thanh Trung bảo, anh yêu nó như yêu những chuyến đi thú vị trên chiếc mô tô phân khối lớn của mình qua nhiều nẻo đường quê hương. Một Barista “bụi bặm”, rất khác với hình ảnh khi đứng lớp giảng dạy cho các học viên về Barista.
Sở thích chạy xe phân khối lớn – rong ruổi qua nhiều nẻo đường – phong cách “bụi bặm” – Barista: Những điều này có mối liên hệ và vai trò như thế nào đối với cuộc sống của anh không?
Tất cả những điều đó đều là niềm vui, niềm đam mê của tôi trong cuộc sống.
Đầu tiên là Barista, khi làm việc tại khách sạn Caravelle (quận 1, TP.HCM) với công việc pha chế, tôi đã bị cuốn hút bởi những tách cà phê Ý được làm ra từ các máy pha cà phê chuyên nghiệp, từ tách Espresso đậm đặc đến tách cappuccino, Latte được tạo hình từ bọt sữa và cà phê. Tôi đã “phải lòng” ngay từ ngày đầu làm quen.
Cái khó lúc bấy giờ là chưa có trường lớp nào đào tạo chuyên sâu về Barista, đa phần là các đàn anh chỉ dẫn lại cho người mới học. Cũng vì yêu nên tôi tìm hiểu thêm trên internet, xem các Barista thế giới làm trên YouTube, bắt chước cho đến khi thành thục kỹ năng. Cứ thế ngày qua ngày, đam mê càng lớn và tôi đeo đuổi đến ngày hôm nay.
Tôi đã nỗ lực, thử sức mình qua 3 cuộc thi và may mắn đoạt giải ở cả 3 lần. Tuy không phải giải cao nhất nhưng cũng rất vui và có thêm nghị lực tiếp tục theo đuổi.
Còn sở thích chạy xe phân khối lớn với phong cách bụi bặm, rong ruổi, khám phá những cung đường đẹp của Việt Nam thật tuyệt vời. Kết hợp cả 2 niềm đam mê này, tôi được chạy xe trên những cung đường đẹp, đến thăm và gặp gỡ bạn bè cùng đam mê cà phê trên Đà Lạt, biết thêm cách trồng và sản xuất cà phê tại đây và những vùng đất trồng cà phê khác của Việt Nam.
Vậy còn Barista – Cà phê – Tình yêu: Có mối liên hệ nào giữa ba yếu tố này không, theo quan điểm của anh?
Barista là tên gọi những người chuyên pha chế cà phê. Và khi bắt đầu với nghề này, có thể vì bạn thấy hay hoặc thử cho biết với một số thông tin về cà phê. Nhưng để thành công thì cần phải có đam mê, hay nói cách khác là yêu nghề.
Làm Barista có khó không? Làm thế nào để đánh giá Barista giỏi?
Làm Barista thật sự rất khó vì việc tìm hiểu, học các khoá về Barista để tìm hiểu về đặc tính hạt cà phê, cách sử dụng máy cà phê, cách bảo quản, pha chế được tách cà phê ngon và đẹp, mất một khoảng thời gian tương đối dài. Chi phí để mua một máy pha cà phê Ý cũng khá cao, nên khi học xong thường phải kiếm những nơi chuyên bán cà phê Ý để thực hành nâng cao tay nghề.
Một Barista giỏi phải có sự hiểu biết nhất định về các đặc tính của hạt cà phê, cách rang cà phê, cách vận hành máy pha cà phê để làm 1 tách Espresso ngon đúng tiêu chuẩn, cách tạo bọt sữa tốt cho cappuccino, Latte, biết kết hợp hương vị của cà phê và các thành phần nguyên liệu khác để có những thức uống sáng tạo ngon.
Đó cũng là các tiêu chí mà các ban giám khảo quốc tế cũng như Việt Nam đánh giá Barista, trong các cuộc thi Barista.
Nếu tự đánh giá, anh sẽ đánh giá tay nghề của mình hiện nay như thế nào? Để đến với nghề này, anh có phải hy sinh điều gì không?
Tôi cũng như các bạn Barista Việt Nam, nếu cảm thấy mình đủ tiêu chuẩn và tự tin với tay nghề thì sẽ tham gia các cuộc thi tại Việt Nam, cao hơn nữa là cuộc thi quốc tế để thể hiện đam mê và khẳng định mình, được mọi người công nhận. Chứ không bao giờ Barista ngồi nhà tự đánh giá mình, vì như thế ai sẽ là người công nhận khi bạn tự đánh giá mình?
Để đến với nghề, chỉ cần tình yêu và đam mê với cà phê là đủ. Tuy nhiên, muốn mở rộng kiến thức về cà phê Việt Nam và thế giới, bạn sẽ cần nhiều kinh phí mua dụng cụ pha chế chuyên nghiệp và các giống cà phê ngon.
Có thể chia sẻ quan điểm của anh về Barista, về cà phê tại Việt Nam và thế giới được không? Nếu được chọn lại, tay phải của anh vẫn giữ lấy Barista chứ, hay là tay trái?
Barista là một nghề mới bắt đầu phát triển tại Việt Nam trong khi thế giới đã phát triển từ rất lâu rồi. Theo tôi, Barista là những người rất khéo léo và sáng tạo để cho ra đời những tách cà phê ngon và đẹp.
Cà phê Việt Nam hiện đứng thứ đầu thế giới về lượng xuất khẩu Robusta và đứng thứ 2 thế giới về lượng xuất khẩu cà phê nhân (Arabica), chỉ sau Brazil. Cách thưởng thức cà phê của người Việt mình cũng khác, nhiều bạn bè quốc tế cũng muốn khám phá. Đó là những điều rất đáng tự hào về cà phê Việt.
Và lúc này nếu cho chọn lại, tôi vẫn chọn Barista đơn giản vì tôi yêu nghề nghiệp của mình. Sự phong phú và đa dạng của nghề luôn thúc đẩy, lôi cuốn tôi tìm kiếm sự mới mẻ vô tận.
Vậy chúc anh luôn giữ được lửa đam mê Barista nhé!
Read More
Trương Thanh Trung bảo, anh yêu nó như yêu những chuyến đi thú vị trên chiếc mô tô phân khối lớn của mình qua nhiều nẻo đường quê hương. Một Barista “bụi bặm”, rất khác với hình ảnh khi đứng lớp giảng dạy cho các học viên về Barista.
Sở thích chạy xe phân khối lớn – rong ruổi qua nhiều nẻo đường – phong cách “bụi bặm” – Barista: Những điều này có mối liên hệ và vai trò như thế nào đối với cuộc sống của anh không?
Tất cả những điều đó đều là niềm vui, niềm đam mê của tôi trong cuộc sống.
Đầu tiên là Barista, khi làm việc tại khách sạn Caravelle (quận 1, TP.HCM) với công việc pha chế, tôi đã bị cuốn hút bởi những tách cà phê Ý được làm ra từ các máy pha cà phê chuyên nghiệp, từ tách Espresso đậm đặc đến tách cappuccino, Latte được tạo hình từ bọt sữa và cà phê. Tôi đã “phải lòng” ngay từ ngày đầu làm quen.
Cái khó lúc bấy giờ là chưa có trường lớp nào đào tạo chuyên sâu về Barista, đa phần là các đàn anh chỉ dẫn lại cho người mới học. Cũng vì yêu nên tôi tìm hiểu thêm trên internet, xem các Barista thế giới làm trên YouTube, bắt chước cho đến khi thành thục kỹ năng. Cứ thế ngày qua ngày, đam mê càng lớn và tôi đeo đuổi đến ngày hôm nay.
Tôi đã nỗ lực, thử sức mình qua 3 cuộc thi và may mắn đoạt giải ở cả 3 lần. Tuy không phải giải cao nhất nhưng cũng rất vui và có thêm nghị lực tiếp tục theo đuổi.
Còn sở thích chạy xe phân khối lớn với phong cách bụi bặm, rong ruổi, khám phá những cung đường đẹp của Việt Nam thật tuyệt vời. Kết hợp cả 2 niềm đam mê này, tôi được chạy xe trên những cung đường đẹp, đến thăm và gặp gỡ bạn bè cùng đam mê cà phê trên Đà Lạt, biết thêm cách trồng và sản xuất cà phê tại đây và những vùng đất trồng cà phê khác của Việt Nam.
Vậy còn Barista – Cà phê – Tình yêu: Có mối liên hệ nào giữa ba yếu tố này không, theo quan điểm của anh?
Barista là tên gọi những người chuyên pha chế cà phê. Và khi bắt đầu với nghề này, có thể vì bạn thấy hay hoặc thử cho biết với một số thông tin về cà phê. Nhưng để thành công thì cần phải có đam mê, hay nói cách khác là yêu nghề.
Làm Barista có khó không? Làm thế nào để đánh giá Barista giỏi?
Làm Barista thật sự rất khó vì việc tìm hiểu, học các khoá về Barista để tìm hiểu về đặc tính hạt cà phê, cách sử dụng máy cà phê, cách bảo quản, pha chế được tách cà phê ngon và đẹp, mất một khoảng thời gian tương đối dài. Chi phí để mua một máy pha cà phê Ý cũng khá cao, nên khi học xong thường phải kiếm những nơi chuyên bán cà phê Ý để thực hành nâng cao tay nghề.
Một Barista giỏi phải có sự hiểu biết nhất định về các đặc tính của hạt cà phê, cách rang cà phê, cách vận hành máy pha cà phê để làm 1 tách Espresso ngon đúng tiêu chuẩn, cách tạo bọt sữa tốt cho cappuccino, Latte, biết kết hợp hương vị của cà phê và các thành phần nguyên liệu khác để có những thức uống sáng tạo ngon.
Đó cũng là các tiêu chí mà các ban giám khảo quốc tế cũng như Việt Nam đánh giá Barista, trong các cuộc thi Barista.
Nếu tự đánh giá, anh sẽ đánh giá tay nghề của mình hiện nay như thế nào? Để đến với nghề này, anh có phải hy sinh điều gì không?
Tôi cũng như các bạn Barista Việt Nam, nếu cảm thấy mình đủ tiêu chuẩn và tự tin với tay nghề thì sẽ tham gia các cuộc thi tại Việt Nam, cao hơn nữa là cuộc thi quốc tế để thể hiện đam mê và khẳng định mình, được mọi người công nhận. Chứ không bao giờ Barista ngồi nhà tự đánh giá mình, vì như thế ai sẽ là người công nhận khi bạn tự đánh giá mình?
Để đến với nghề, chỉ cần tình yêu và đam mê với cà phê là đủ. Tuy nhiên, muốn mở rộng kiến thức về cà phê Việt Nam và thế giới, bạn sẽ cần nhiều kinh phí mua dụng cụ pha chế chuyên nghiệp và các giống cà phê ngon.
Có thể chia sẻ quan điểm của anh về Barista, về cà phê tại Việt Nam và thế giới được không? Nếu được chọn lại, tay phải của anh vẫn giữ lấy Barista chứ, hay là tay trái?
Barista là một nghề mới bắt đầu phát triển tại Việt Nam trong khi thế giới đã phát triển từ rất lâu rồi. Theo tôi, Barista là những người rất khéo léo và sáng tạo để cho ra đời những tách cà phê ngon và đẹp.
Cà phê Việt Nam hiện đứng thứ đầu thế giới về lượng xuất khẩu Robusta và đứng thứ 2 thế giới về lượng xuất khẩu cà phê nhân (Arabica), chỉ sau Brazil. Cách thưởng thức cà phê của người Việt mình cũng khác, nhiều bạn bè quốc tế cũng muốn khám phá. Đó là những điều rất đáng tự hào về cà phê Việt.
Và lúc này nếu cho chọn lại, tôi vẫn chọn Barista đơn giản vì tôi yêu nghề nghiệp của mình. Sự phong phú và đa dạng của nghề luôn thúc đẩy, lôi cuốn tôi tìm kiếm sự mới mẻ vô tận.
Vậy chúc anh luôn giữ được lửa đam mê Barista nhé!