Hiển thị các bài đăng có nhãn kỹ năng giao tiếp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kỹ năng giao tiếp. Hiển thị tất cả bài đăng

26/5/16

Kỹ năng giao tiếp ứng xử của nhân viên phục vụ

Thái độ phục vụ của nhân viên nhà hàng ảnh hưởng đến nhận xét của thực khách về nhà hàng. Chính vì vậy, bài học về kỹ năng giao tiếp ứng xử là cần thiết đối với nhân viên phục vụ nhà hàng.


1. Kỹ năng chào và đón khách

Việc chào đón khách ở mỗi bộ phận trong nhà hàng do nhân viên nhà hàng ở mỗi bộ phận thực hiện. Việc thể hiện thái độ niềm nở mỗi khi khách bước vào sẽ luôn để lại ấn tượng tốt trong lòng thực khách. Khi khách hàng dừng chân tại nhà hàng, nhân viên luôn phải chủ động tươi cười và chào đón họ với thái độ hân hoan và thân thiện nhất. Lưu ý khoảng cách phù hợp nhất giữa nhân viên và khách là 1m.

Có rất nhiều cách để chào hỏi thể hiện sự lịch sự cũng như thái độ đón tiếp nhiệt tình với khách hàng. Bạn nên cúi đầu chào và kèm theo những lời chào hỏi ân cần, điều đó sẽ để lại ấn tượng tốt nhất trong lòng thực khách.

2. Dẫn khách vào bàn ăn

Nếu như khách đến đã đặt bàn trước bạn chỉ cần dẫn khách đến theo khu bàn đã nhận đặt. Trường hợp là những khách đến không hẹn trước, bạn sẽ chốt số lượng và dẫn khách đến số bàn phù hợp. Bạn nên dẫn đường và để khách theo sau, thể hiện sự lịch sự cũng như thân thiện nhất. Khi kéo ghế ngồi cho khách tránh sự ồn ào, nếu khách có nhu cầu trải khăn hãy làm một cách tỉ mì và chuyên nghiệp nhất.

3. Mang giúp thực đơn qua cho khách

Khi khách đã ổn định chỗ ngồi, nhân viên phục vụ sẽ mang thực đơn tới bàn khách ngồi. Bạn có thể đưa thực đơn cho chủ bữa ăn hôm đó hoặc đưa cho thực khách có yêu cầu gọi món. Nếu khách còn phân vân trong việc chọn món, sự tư vấn của bạn sẽ giúp ích rất nhiều đó. Hãy cho họ thấy sự thân thiện cũng như tận tình nhất từ bạn.


6. Những phát sinh trong bữa ăn

Nhân viên phục vụ cũng cần nhanh tay và nhanh mắt để ý các món ăn trên bàn của thực khách. Nếu thấy thực khách ăn xong trên bàn còn nhiều bát đĩa bạn nên lấy bớt để tránh bị vướng. Nếu khách có nhu cầu dùng món mới, bạn cũng nên linh hoạt để bày trí các đồ dùng phù hợp các món ăn khác nhau.

7. Mời khách dùng món tráng miệng

Khi khách đã dùng món gần xong, bạn hãy chủ động tới hỏi chủ tiệc có muốn dùng món tráng miệng không và hãy mạnh dạn giới thiệu giúp họ. Khi khách đã chọn được món bạn hãy nhanh chóng thu dọn đồ trên bàn và chuẩn bị bày biện các món tráng miệng tiếp theo.

8. Thanh toán và tiễn khách

Thực khách sẽ có hóa đơn nhất định tương ứng với các món ăn đã gọi, khi nhận tiền của khách hãy kiểm tra kỹ lưỡng và đối chiếu đôi bên cho chính xác. Nếu còn tiền thừa hãy kẹp số tiền đó cùng đơn thanh toán và mang trả lại khách. Trong lúc khách chờ lấy hóa đơn bạn cũng có thể xin ý kiến khách hàng bằng cách lấy ý kiến khách hàng xem có ưng ý về chất lượng món ăn cũng như thái độ phục vụ. Nếu khách đã hài lòng chứng tỏ bạn đã để lại ấn tượng tốt và lần sau khách sẽ ghé qua, nếu sự hài lòng còn ở mức thấp bạn cũng nên xem xét những góp ý thẳng thắn và rút kinh nghiệm cho lần sau. Bạn phải chắc chắn rằng khi khách ra về đều có được sự hài lòng nhất định về các món ăn đã thưởng thức tại quán.

Với những bài học về kỹ năng phục vụ và phẩm chất cẩn có của nhân viên phục vụ nhà hàng sẽ là hành trang giúp nhân viên phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp và tự tin nhất.

Trada (tổng hợp)
Read More