Hiển thị các bài đăng có nhãn bar. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bar. Hiển thị tất cả bài đăng

16/2/16

Tham khảo quy trình pha chế phục vụ quầy bar

Làm việc tại quầy bar nhà hàng hay các quán bar độc lập, bạn không chỉ biết pha chế mà còn phải biết các tiêu chuẩn về đồ uống, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, làm việc nhóm, phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác.


1. Công thức tiêu chuẩn.

- Tất cả các loại đồ uống đều phải có công thức, định lượng tiêu chuẩn theo mẫu của công ty.

- Bảng công thức tiêu chuẩn bao gồm các nội dung sau:
+ Thành phần định lượng.
+ Cách thức sơ chế.
+ Cách thức pha chế.

- Công thức tiêu chuẩn phải được quản lý nhà hàng phê duyệt trước khi sử dụng.

- Chỉ những người sau đây mới được tiếp cận công thức tiêu chuẩn: Quản lý nhà hàng,Trợ lý nhà hàng, Giám sát nhà hàng, Captain nhà hàng và bartender liên quan. Các tài liệu liên quan đến công thức tiêu chuẩn do Quản lý nhà hàng & nhân viên bar lưu giữ theo chế độ tuyệt mật.

- Đối với hàng hoá không cần quá trình pha chế mà sử dụng ngay như rượu, bia thì không cần lập công thức tiêu chuẩn nhưng phải đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn hàng hoá đã được duyệt.

2. Tiêu chuẩn đồ uống.

- Tiêu chuẩn đồ uống được lập ra nhằm đảm bảo chất lượng các loại đồ uống của bar và được sử dụng trong các trường hợp sau:
+ Áp dụng cho việc đàm phán với nhà cung cấp và làm căn cứ kiểm tra chất lượng nguyên liệu, hàng hoá khi nhận hàng.
+ Khi bartender phát hiện nguyên liệu, hàng hoá không đảm bảo theo tiêu chuẩn khi nhận hàng hoặc khi lấy hàng để pha chế thì phải báo cáo quản lý làm thủ tục huỷ hàng.

- Căn cứ công thức tiêu chuẩn và menu, quản lý bar chịu trách nhiệm lập danh mục toàn bộ các loại hàng hoá sử dụng cho quầy bar.

- Tiêu chuẩn hàng hoá phải đảm bảo các yếu tố như sau:
+ Thời hạn sử dụng.
+ Tiêu chuẩn trọng lượng.
+ Tiêu chuẩn màu sắc.
+ Tiêu chuẩn nhận dạng hàng không đảm bảo chất lượng…

- Căn cứ danh mục hàng hoá, quản lý bar phải lập tiêu chuẩn hàng hoá theo biểu mẫu của công ty.

- Bất kỳ loại hàng hoá nào trước khi sử dụng phải đề xuất tiêu chuẩn và phải được duyệt trước.

- Quản lý chịu trách nhiệm duyệt tiêu chuẩn hàng hoá.

3. Pha chế:

- Bartender chỉ được phép pha chế khi có sự chỉ đạo của quản lý hoặc nhận order từ bộ phận phục vụ.

- Khi nhận được order, bartender phải đảm bảo theo đúng thời gian pha chế.

- Nếu không đảm bảo thời hạn pha chế theo công thức hoặc trường hợp không còn đủ nguyên liệu để pha chế thì phải báo cho bộ phận phục vụ ngay để xử lý.

- Khi thực hiện quá trình pha chế, bartender phải đảm bảo đúng theo quy trình sơ chế, các bước pha chế trong bảng công thức tiêu chuẩn.

4. Tiêu chuẩn vệ sinh

- Bartender phải luôn đảm bảo vệ sinh khu vực làm việc luôn sạch sẽ, ly cốc pha chế, trang thiết bị dụng cụ luôn sạch và để đúng nơi quy định, máy móc pha chế luôn sạch sẽ và có kế hoạch lau chùi định kỳ, các đồ Inox và đồ sứ luôn bóng loáng

- Phải luôn vệ sinh cơ thể không để có mùi, tác phong làm việc chuyên nghiệp bao gồm đầu tóc gọn gàng móng tay cắt ngắn, mặc đúng trang phục được phát và đeo biển tên.

- Tuân thủ và thực hiện nghiêm túc lịch vệ sinh định kỳ, sẵn sàng over time để hoàn thành nhiệm vụ

5. Phối hợp với các bộ phận khác

- Tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh cấp trên trong công việc, không tranh luận đúng sai trong lúc phục vụ.

- Sẵn sàng hỗ trợ bộ phận bàn, lễ tân, bếp... các bộ phận khác nếu có thời gian.

- Luôn thông cảm và chia sẻ công việc với đồng nghiệp khác.

Trada (tổng hợp)
Read More